Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan

Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Pakistan (tiếng Anh: China–Pakistan Economic Corridor, CPEC) là một loạt các dự án cơ sở hạ tầng đang được xây dựng trên khắp Pakistan kể từ năm 2013, dưới sự đầu tư của Trung Quốc.[3] Ban đầu được định mức vào khoảng 46 tỷ USD, giá trị của các dự án CPEC đã lên đến 62 tỷ USD năm 2017, và được coi là một phần cốt yếu của kế hoạch Một vành đai, Một con đường của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.[4][5][6][7] CPEC được dự định sẽ nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho Pakistan và đóng góp cho nền kinh tế nước này bằng việc xây dựng mạng lưới giao thông hiện đại, nhiều dự án năng lượng và đặc khu kinh tế.[6][7][8][9] Ngày 13 tháng 11 năm 2016, CPEC bắt đầu đi vào hoạt động một phần khi hàng hóa từ Trung Quốc được vận chuyển trên đất liền tới Cảng Gwadar để rồi được vận tải bằng đường biển đến châu PhiTây Á,[10] trong khi một số dự án năng lượng bắt đầu vận hành vào cuối năm 2017.[11][12][13]Một mạng lưới xa lộ và đường ray trải dài khắp Pakistan cũng sẽ được xây dựng dưới sự đầu tư của CPEC. Hệ thống giao thông hiện đại xây dựng bởi CPEC sẽ kết nối các cảng biển ở GwadarKarachi với miền bắc Pakistan, cũng như với những nơi ở phía bắc miền tây Trung Quốc và Trung Á.[14] Một đường cao tốc dài 1.100 km sẽ kết nối hai thành phố KarachiLahore,[15] còn Xa lộ Karakoram từ Hasan Abdal đến biên giới Trung Quốc sẽ được tu sửa và nâng cấp.[16] Đường ray Karachi–Peshawar cũng sẽ được nâng cấp để cho phép tàu di chuyển với vận tốc đến 160 km/h trước tháng 12 năm 2019.[17][18] Mạng lưới đường ray của Pakistan cũng sẽ được mở rộng để kết nối với Đường ray Nam Tân CươngKashgar.[19]Các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trị giá hơn 33 tỷ đô la Mỹ sẽ được xây dựng bởi các công ty tư nhân để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng của Pakistan.[20] which regularly amount to over 4,500MW,[21] Hơn 10.400 MW công suất sẽ được hòa lưới điện vào cuối 2018, phần lớn thuộc các dự án "Thu hoạch sớm" của CPEC.[22] Một mạng lưới đường ống vận chuyển dầu và khí thiên nhiên hóa lỏng cũng sẽ được lắp đặt, bao gồm một đường ống trị giá 2,5 tỷ USD nối Gwadar và Nawabshah để vận chuyển khí từ Iran.[23] Điện năng từ những dự án này chủ yếu được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, cùng với một phần thủy điện và điện năng lượng mặt trời, bao gồm Công viên Điện mặt trời Quaid-e-Azam, một trong những trang trại điện mặt trời lớn nhất thế giới.[24]Tác động của Hành lang Kinh tế đã được so sánh với Kế hoạch Marshall thực hiện bởi Hoa Kỳchâu Âu sau Thế chiến thứ hai.[25][26][27][28] Giới chức Pakistan dự tính rằng CPEC sẽ giúp tạo thành đến 2,3 triệu việc làm trong giai đoạn 2015–2030.[29]Hành lang Kinh tế này được cấp vốn chủ yếu từ những khoản vay đầu tư (chiếm 70%), các khoản vay ưu đãi (chiếm 28%), còn lại là khoản cho vay không lãi suất và tiền trợ cấp.[30] Một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và Ấn Độ, chỉ trích dự án này và cho rằng nó là một "bẫy nợ".[31] Tuy nhiên, chính phủ Pakistan tự tin về khả năng kiểm soát và chi trả những khoản nợ này, với những khoản đầu tư vào đường xá, hải cảng và nhà máy điện sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong một bài phỏng vấn năm 2017, Ahsan Iqbal, Bộ trưởng Hoạch định Phát triển và Sáng kiến Đặc biệt Pakistan, nói: "Với tốc độ tăng trưởng 6 đến 7% một năm, Pakistan sẽ được lợi rất lớn".[32]

Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan

Ngày thành lập 22 tháng 5 năm 2013 (8 năm trước) (2013-05-22)
Tình trạng Dự án năng lượng đang vận hành
Đặc khu kinh tế đang xây dựng (2020)[1][2]
Quốc gia Trung Quốc
Pakistan
Sứ mệnh Đặc khu kinh tế, sản xuất năng lượng, vận tải
Trang chủ cpec.gov.pk
Vị trí Pakistan: Khyber Pakhtunkhwa, Gilgit-Baltistan, Punjab, Balochistan, Sindh, Azad Kashmir
Trung Quốc: Tân Cương
Budget Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
Quỹ Con đường Tơ lụa
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc
Ngân hàng Công thương Trung Quốc
Loại dự án Hành lang kinh tế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan http://usa.chinadaily.com.cn/world/2015-08/12/cont... http://www.ecns.cn/business/2015/11-17/188916.shtm... http://www.atimes.com/cpec-takes-step-forward-viol... http://fp.brecorder.com/2017/04/20170413168092/ http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.cpecwire.com http://herald.dawn.com/news/1153597/cpec-the-devil... http://www.dawn.com/news/1116948